Thứ Sáu, 24/3/2023
  • Ngoại giao công chúng trong triển khai một nền ngoại giao Việt Nam toàn diện

    TCCS - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của ngoại giao công chúng ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, cũng như nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Do đó, việc nắm rõ đúng bản chất, vai trò và áp dụng tốt công tác ngoại giao công chúng sẽ giúp các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng thực hiện thành công chiến lược ngoại giao toàn diện, bền vững, hiệu quả, thích ứng tốt đối với môi trường quốc tế trong thế kỷ XXI...

  • Những nhân tố cần tính đến trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

    TCCS - Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động hội nhập quốc tế với vị thế và vai trò ngày càng gia tăng ở khu vực và trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Việt Nam được triển khai thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...

  • Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản: Kết quả ấn tượng và triển vọng tươi sáng

    TCCSĐT - Từ ngày 27-6 đến ngày 1-7-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê. Sự thành công của chuyến công tác thể hiện tinh thần chủ động hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực của Việt Nam đối với Hội nghị thượng đỉnh G-20 và tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

  • Từ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô đến Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga: Điều còn mãi và điều thay đổi cùng làm nên giá trị

    TCCS - Đã 25 trôi qua kể từ khi Việt Nam và Nga ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” (16-6-1994 - 16-6-2019). Hiệp ước này là văn bản pháp lý thay cho Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Liên Xô được hai nước ký kết vào ngày 3-11-1978.

  • Dấu mốc quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu

    TCCSĐT - Ngày 30-6-2019, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Hai hiệp định này được đánh giá là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, chất lượng cao, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam và EU không chỉ về thương mại, đầu tư, mà còn gắn thương mại, đầu tư với “các chuẩn mực về xã hội, lao động, môi trường và các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm”.

  • Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sau 5 năm nhìn lại

    TCCSĐT - Trong 5 năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập quốc tế khá toàn diện và đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả quan trọng nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo... đã khẳng định chủ trương, chiến lược đúng đắn của Đảng và vai trò quan trọng của công tác hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh, phức tạp, khó dự báo.

  • Về những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

    TCCSĐT - Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện cả những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần nhận diện rõ và có những chiến lược hợp lý, tận dụng được những thời cơ, khắc chế nguy cơ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển.

  • Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 10 đến ngày 16-6-2019)

    TCCSĐT - Chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Timor-Leste đã kết thúc tốt đẹp. Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại, đặc biệt thông qua khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên tiếp cận, tìm kiếm cơ hội hợp tác tại thị trường của nhau. Đồng thời, nhất trí duy trì phối hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

  • Truyền thông quốc tế đánh giá cao sự kiện Việt Nam được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

    Sự kiện Việt Nam được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu cao kỷ lục tiếp tục được truyền thông quốc tế phản ánh đậm nét. Các bài báo đánh giá cao đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hướng tới phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt cơ cấu hệ thống chính trị; tham gia chủ động, tích cực vào chương trình nghị sự của khu vực và thế giới.

  • Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-6-2019)

    TCCSĐT - Thành công của chuyến thăm chính thức Việt Nam tuần qua của Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Italy trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, năng lượng, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và du lịch; thúc đẩy phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

  • Việt Nam thúc đẩy các vấn đề toàn cầu trên cơ sở luật pháp quốc tế

    Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ưu tiên của Việt Nam là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, mong muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh. Đó là mục đích cao nhất mà Việt Nam mong muốn đóng góp vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

  • Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

    TCCSĐT - Ngày 07-6, tại Trụ sở Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu. Lần thứ hai đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ hội và thách thức mới của Việt Nam để thực sự trở thành “Đối tác vì hòa bình bền vững” của cộng đồng quốc tế.

  • Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Đối tác vì một nền hòa bình bền vững

    TCCSĐT - Ngày 07-6-2019 trong khuôn khổ Khóa họp thứ 73 tại Niu Oóc (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, sau khi Việt Nam trở thành ứng cử viên do nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc nhất trí đề cử.

  • Diễn đàn Doanh nghiệp Italia - ASEAN

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã đồng chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Italia-ASEAN tổ chức ngày 06-6 tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức nhân dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Giuseppe Conte. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng hơn 300 doanh nghiệp đến từ Italia, khu vực ASEAN và hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam.

  • Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-5 đến ngày 02-6-2019)

    TCCSĐT - Tuần qua, trong chuyến thăm chính thức Thụy Điển, nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất và tiếp tục là nước phương Tây đi đầu trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ tình đoàn kết mà nhân dân Thụy Điển đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng khốc liệt của kháng chiến chống Mỹ và hình ảnh Thủ tướng Olof Palmer dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối cuộc chiến tranh này tại thủ đô Stockholm.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Video