Thứ Sáu, 24/3/2023
  • Không sao chép học thuyết phân quyền một cách rập khuôn, máy móc

    TCCS - Học thuyết phân quyền là sự phủ định biện chứng đối với các nhà nước chuyên chế tập quyền, đánh dấu sự cáo chung của chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài, đặt nền móng cho sự hình thành các nhà nước dân chủ. Đây cũng là học thuyết có ý nghĩa về phương diện kỹ thuật pháp lý sâu sắc trong tổ chức quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...

  • Nguyên tắc cơ bản xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường

    TCCS - Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế thế giới cũng như lịch sử phát triển các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường cho thấy, mối quan hệ này gắn liền với sự phát triển của nhà nước và sự ra đời, phát triển của thị trường. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường, trên một khía cạnh nhất định, là lịch sử của quá trình xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.

  • Xác định vị trí việc làm - “Nút thắt” trong tinh giản biên chế, cải cách tiền lương hiện nay

    TCCS - Năm 2021 chế độ tiền lương mới sẽ được áp dụng thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị, vì thế việc xác định vị trí việc làm phải được thực hiện theo hướng kế hoạch hóa, khoa học hóa và quy chế hóa với sự cam kết chính trị của người đứng đầu đơn vị ngay từ bây giờ.

  • Lòng tin của nhân dân là giá trị trung tâm chi phối toàn bộ hệ giá trị để đánh giá đúng cán bộ

    TCCS - “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1); “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Hầu như mọi người đều biết tới lời dạy này của Bác Hồ, nhưng trên thực tế việc thực hiện lời dạy sâu sắc ấy vẫn đang còn nhiều thiếu sót. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng được dư luận quan tâm, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ cấp chiến lược.

  • Đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay - tiếp cận từ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

    TCCS - Tại Đại hội XII, nhìn lại 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ ra hạn chế: Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế. Do đó, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới chính trị với đổi mới kinh tế đang là vấn đề thực tiễn cấp bách đặt ra. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.

  • Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp

    TCCS - Phát triển vì con người là mô hình được Đảng và Nhà nước lựa chọn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả phải gắn với việc phát triển con người. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế tuy đã có tác động tích cực đến phát triển con người, nhưng hiệu ứng tác động tích cực đang có xu hướng giảm dần. Do đó, định hướng và những giải pháp cần thiết để hướng thành quả tăng trưởng kinh tế vào phát triển con người một cách hiệu quả nhất là cần thiết hiện nay.

  • Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và các hướng công nghệ ưu tiên ở nước ta trong bối cảnh mới hiện nay

    TCCS - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quan điểm về phát triển đồng bộ, gắn kết liên ngành và bảo đảm sự công bằng trong chính sách của Nhà nước đối với các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn trong tương quan với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong các chiến lược phát triển khoa học và công nghệ.

  • Thực hiện nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    TCCSĐT - Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân - chủ thể và là sản phẩm xã hội của nền “đại công nghiệp”, đã trở thành luận chứng thực tiễn cho phát hiện lý luận vĩ đại của C. Mác về “sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân”. Và, cũng như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) sẽ tiếp nối lô-gíc đã từng được lịch sử minh chứng.

  • Lấy phiếu tín nhiệm của hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên - Kết quả và một số vấn đề đặt ra

    TCCS - Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân (HĐND), nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giúp cho người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND các cấp là góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực tại địa phương, góp phần đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới.

  • Về định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện lý luận về dân tộc ở nước ta (*)

    TCCS - Vấn đề dân tộc từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới lãnh đạo, cầm quyền của các quốc gia - dân tộc, sự tìm tòi, khảo cứu của giới học giả, nhà nghiên cứu. Trong nghiên cứu về dân tộc, nhất là nghiên cứu lý luận về dân tộc, đang còn nhiều ý kiến khác nhau, tập trung vào một số vấn đề, như lý luận về dân tộc; phạm vi và các cấp độ lý luận về dân tộc; quan hệ giữa lý luận về dân tộc và chính sách dân tộc; thực trạng lý luận về dân tộc và công tác lý luận về dân tộc ở nước ta; phương hướng, giải pháp bổ sung và phát triển lý luận về dân tộc ở nước ta hiện nay.

  • Những vấn đề đặt ra đối với báo chí, xuất bản hiện nay

    TCCSĐT - Báo chí, xuất bản là một hoạt động đặc biệt mang tính chính trị - xã hội, đi đầu trên mặt trận tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố sự thống nhất ý chí trong Đảng, báo chí là diễn đàn dân chủ của nhân dân, có trách nhiệm nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, tăng cường sự đồng thuận của xã hội. Vì vậy, việc nhận thức các vấn đề đang đặt ra với báo chí, xuất bản trong bối cảnh hiện nay sẽ góp phần giúp báo chí, xuất bản hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh đối với đất nước, nhân dân.

  • Tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay

    TCCSĐT - Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững, đó là phát triển con người, tăng trưởng kinh tế cũng là để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng. Hiểu theo nghĩa này, phát triển văn hóa chính là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một trụ cột của phát triển bền vững.

  • Phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa - nghệ thuật trong điều kiện xã hội hóa

    TCCS - Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa - nghệ thuật đang đứng trước nhiều thách thức, một phần do tính chất đặc thù của nghề nghiệp, một phần do điều kiện kinh tế - xã hội đang thay đổi với việc coi trọng các ngành, nghề liên quan đến kinh tế, kỹ thuật... vốn đem lại thu nhập nhiều hơn so với những ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, những thách thức đó cũng đem lại cơ hội để ngành văn hóa, thể thao và du lịch thay đổi, tìm ra những hướng đi mới, phù hợp hơn với thực tiễn.

  • Các nội dung cơ bản của việc giải quyết mối quan hệ nhà nước và thị trường

    TCCS - Quan hệ nhà nước và thị trường là vấn đề luôn được quan tâm trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường. Việc giải quyết mối quan hệ này trong các nền kinh tế thị trường khác nhau là không giống nhau, song để giải quyết mối quan hệ này các nền kinh tế đều dựa trên chủ thuyết phát triển nhất định, từ đó xác định vai trò nhà nước, thị trường, thể chế hóa, tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho các chủ thể thị trường vận động phát huy hiệu quả.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay

    TCCS - Từ tư tưởng trọng dụng trí thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ xung quanh mình rất nhiều những trí thức nổi tiếng toàn tâm, toàn ý vì đất nước và nhân dân. Thực hiện tư tưởng trọng dụng trí thức của Hồ Chí Minh, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút và trọng dụng đội ngũ này.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Video