-
TCCSĐT - Cách đây 20 năm, ngày 16-8-1999, theo đề nghị của Tổng thống Nga Boris Yeltsin, ông V. Putin được Quốc hội Nga phê chuẩn đảm nhiệm chức Thủ tướng Nga. Vào thời điểm đó, không ai ở Nga cũng như trên thế giới có thể nghĩ rằng, xuất thân chỉ từ một quan chức trong giới tinh hoa chính trị ở Mátxcơva, ông V. Putin có thể trở thành một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga, đã có công lớn là mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa quốc gia này từ vị thế đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở thành cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
-
TCCS - Sau 20 năm kể từ khi ra đời (1999 - 2019), ơ-rô (Euro) - đồng tiền chung châu Âu đã phải trải qua không ít thăng trầm, đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và các bất đồng chính trị. Nhưng cho đến nay, đồng ơ-rô vẫn là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa Liên minh châu Âu (EU).
-
TCCS - Trong hơn một thập niên trở lại đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn nằm trong ưu tiên chiến lược của Mỹ. Để thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, một trong những chính sách đối ngoại hữu hiệu hỗ trợ Mỹ là củng cố, tăng cường quan hệ vốn có với các nước đồng minh về an ninh, quân sự - điểm tựa vững chắc của Mỹ ở khu vực. Và việc điều chỉnh chính sách đồng minh ở mỗi giai đoạn có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì vai trò, ảnh hưởng của Mỹ trước những biến động phức tạp, khó lường của khu vực.
-
TCCSĐT - Trong ba thập niên trở lại đây, biến đổi khí hậu là vấn đề không được quan tâm trên chính trường Mỹ. Thậm chí khi nhiệt độ trái đất tăng, nhưng phần lớn các ứng cử viên tổng thống vẫn không chú tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên tình hình gần đây đã có sự thay đổi. Theo cuộc thăm dò những ưu tiên công năm 2019 do Trung tâm nghiên cứu Pew Rresearch Center thực hiện, vấn đề biến đổi khí hậu được quan tâm chỉ sau vấn đề kinh tế và chăm sóc sức khỏe và có 44% số người Mỹ nói rằng, biến đổi khí hậu phải là vấn đề hàng đầu đối với Quốc hội và Tổng thống Mỹ (1).
-
TCCS - Nhật Bản được biết đến là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Cùng với đó, hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước này được đánh giá là hiệu quả cao và đáng tin cậy. So sánh các quy định pháp lý về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam giúp đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
-
TCCS - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có tính đến tiếp cận dựa trên quyền con người khi xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về thương mại, đầu tư của các quốc gia. Để tranh thủ tốt các cơ hội, hóa giải được các thách thức, cần phân tích, đánh giá tác động đa chiều của các quy định về quyền con người trong quá trình triển khai và thực thi Hiệp định.
-
Quan hệ Mỹ - Iran đi đến bước căng thẳng mới sau vụ tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman. Một tháng sau vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại ở vùng Vịnh, sự cố được cho là "tấn công" đã lại xảy ra với hai tàu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản tại Vịnh Oman ở lối vào eo biển Hormuz, gần bờ biển của Iran. Sự việc khiến vùng Vịnh đứng trước nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự khi Mỹ cáo buộc Iran thực hiện các vụ tấn công này.
-
TCCSĐT - Hơn 40 nhà lãnh đạo trên thế giới tham dự Hội nghị quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Hội nghị do Thụy Sỹ chủ trì được tổ chức từ ngày 10 đến 21-6-2019. Hội nghị là cơ hội để ILO tái khẳng định các giá trị và tầm nhìn cốt lõi mà tổ chức này đã và đang xây dựng cho kỷ nguyên thứ hai của mình.
-
TCCS - Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng địa - chiến lược giữa Nga và Mỹ nói riêng, giữa các cường quốc trên thế giới nói chung đang diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt. Là những cường quốc toàn cầu, cạnh tranh Nga - Mỹ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
-
TCCSĐT - Ngày 04-4-2019, NATO kỷ niệm 70 năm ra đời và phát triển từ 12 nước ban đầu (năm 1949) nay đã là 29, và tháng 7 tới sẽ đạt con số 30 quốc gia. Tuy nhiên, ông Jens Stoltenberg - Tổng Thư ký NATO cho biết: NATO đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.
-
TCCSĐT - Ngày 06-6, Tổng thống Pháp E. Macron và Tổng thống Mỹ D. Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại thành phố Caen, miền Tây nước Pháp. Tiếp nối chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên hồi tháng 4-2018 của Tổng thống Pháp E. Macron, cuộc gặp thượng đỉnh lần này tiếp tục là cơ hội để Mỹ - Pháp củng cố quan hệ đồng minh.
-
TCCSĐT - Theo báo cáo của HSBC Holdings Plc hồi tháng 10-2018 về tình hình kinh tế của Ấn Độ, quốc gia có số dân lớn thứ 2 trên thế giới hoàn toàn có thể vượt qua Nhật Bản để nắm giữ vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030(1). Thậm chí, Hãng tin Bloomberg ngày 09-01-2019 còn dự báo lạc quan hơn khi cho rằng “Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để đứng thứ 2 thế giới, với GDP 46.300 tỷ USD”(2) (Trung Quốc 64.000 tỷ USD, Mỹ 31.000 tỷ USD), khiến giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.
-
TCCSĐT - Thời gian qua, căng thẳng Mỹ - Iran liên tục leo thang với các hành động đáp trả lẫn nhau. Khởi nguồn căng thẳng từ khoảng hơn một năm trước, khi Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Đáp lại, một năm sau, Iran cũng tuyên bố đình chỉ việc thực hiện một số cam kết tự nguyện trong thỏa thuận nói trên, đẩy Thỏa thuận hạt nhân JCPOA trước nguy cơ sụp đổ.
-
TCCSĐT - Israel rơi vào thế bế tắc chính trị khi phải tiến hành bầu cử quốc hội lần hai trong bối cảnh Thủ tướng B. Netanyahu không thể thành lập một chính phủ liên minh, chỉ chưa đầy hai tháng sau khi ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Israel.
-
Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 18 - diễn đàn an ninh hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khai mạc tối 31-5 tại Singapore. Đối thoại lần này thu hút số lượng đại biểu đông nhất từ trước đến nay, gồm các quan chức quốc phòng và giới học giả đến từ gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 30 bộ trưởng hoặc thứ trưởng quốc phòng.