Thứ Sáu, 24/3/2023
  • Quảng Trị giải quyết những vấn đề căn cơ trong xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững

    TCCSĐT - Quảng Trị là một trong những tỉnh ở khu vực duyên hải miền Trung làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Từ năm 2008, năm bắt đầu thực hiện nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến nay, với việc thực hiện tốt các nghị quyết, chính sách của Trung ương và địa phương, toàn tỉnh đã có hàng nghìn gia đình thoát nghèo bằng các cách thức khác nhau.

  • Giá trị văn hóa chính trị qua Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    TCCSĐT - Kể từ ngày bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố đến nay, đất nước ta đã thêm 50 năm phát triển. Chừng ấy thời gian để nhìn lại những giá trị của một bản Di chúc đặc biệt có thể cũng chưa đầy đủ, song đã có đủ cứ liệu để khẳng định rằng, Di chúc chứa đựng những giá trị lâu bền về nhiều phương diện, thể hiện tầm vóc to lớn về trí tuệ, nhân cách cao đẹp của một vĩ nhân, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất.

  • Về sự liêm chính trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp hiện nay

    TCCSĐT - Thời gian qua, nhiều vụ án lớn về kinh tế với những tội danh tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng cùng sự đổ vỡ của không ít doanh nghiệp đã và đang dấy lên những hồi chuông cảnh báo rất đáng lo ngại về vấn đề liêm chính trong hoạt động kinh doanh. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính đồng bộ với ba chủ thể cơ bản là cơ quan nhà nước, cộng đồng xã hội và tầng lớp doanh nhân để bảo đảm chuẩn mực liêm chính trong kinh doanh, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

  • Thực hiện chính sách đối với người có công - Kết quả và những vấn đề đặt ra

    TCCS - Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cống hiến của những người có công với cách mạng. Hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện về diện đối tượng và chế độ ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người có công và gia đình xây dựng và cải thiện cuộc sống, tiếp tục khẳng định và phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, dòng họ.

  • Về an sinh xã hội đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở nước ta

    TCCS - Nước ta hiện nay có hơn 18 triệu lao động ở khu vực kinh tế phi chính thức, chiếm khoảng 57,2% tổng số lao động của cả nước. Với số lượng lớn như vậy nhưng nhóm lao động này đang phải chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi trong thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội. Do đó, việc triển khai những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu trong bảo đảm quyền được hưởng an sinh xã hội cho người lao động khu vực kinh tế phi chính thức trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

  • Quản trị văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    TCCS - Văn hóa doanh nghiệp hiện đã được đa số các nhà nghiên cứu, người làm thực tiễn doanh nghiệp và phía quản lý nhà nước thừa nhận là một tài sản, một động lực tạo nên sức mạnh cạnh tranh và nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Tuy nhiên, tiếp cận về đối tượng này hiện từ nhiều hướng khác nhau dẫn đến chúng ta khó có một bức tranh toàn thể, hệ thống và vì vậy cần đặt nó trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) để dự báo sự thay đổi.

  • Văn hóa với sự phát triển bền vững của đất nước

    TCCS - Từ những năm cuối của thế kỷ XX, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô lớn trên bình diện toàn cầu đã đặt ra yêu cầu phát triển bền vững. Một loạt vấn đề được đưa ra là quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, những thành tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững và quan hệ biện chứng của các thành tố đó; vai trò của văn hóa, cách thức chỉ đạo và tổ chức thực tiễn để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Đó là các vấn đề cần được giải quyết của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

  • Hoàn thiện thể chế văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

    TCCS - Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với văn hóa Việt Nam là cần hoàn thiện thể chế văn hóa cho phù hợp với những điều kiện mới, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

  • Quản lý phát triển xã hội trên phương diện lao động, việc làm

    TCCSĐT - Mục tiêu chung của quản lý phát triển xã hội là nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội một cách hiệu quả, công bằng, bền vững; cải thiện điều kiện sống của người dân; sử dụng hiệu quả nguồn lực công; cải thiện các chính sách, dịch vụ công. Hướng tới mục tiêu trên, một trong những điểm quan trọng của quản lý phát triển xã hội là giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề có thể tạo nên rủi ro, hoặc cản trở sự phát triển bền vững của xã hội.

  • Về “sức mạnh mềm” Việt Nam

    TCCSĐT - Việt Nam có nền văn hóa với bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có bản sắc riêng và được coi là rất mạnh, nên không dễ đồng hóa. Văn hóa Việt Nam do những con người được đánh giá là thông minh và sáng tạo, dũng cảm và bản lĩnh, hiếu học và cần cù, khoan dung và nhân hậu,… sáng tạo ra. Đó là “sức mạnh mềm” Việt Nam.

  • Tỉnh Trà Vinh quan tâm thực hiện chính sách phát triển văn hóa trong đồng bào dân tộc Khmer

    TCCS - Đoàn kết các dân tộc luôn được Đảng ta xác định có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc là: “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển’’(1). Trà Vinh là một tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm tỷ lệ 32% dân số toàn tỉnh, công tác dân tộc và phát triển văn hóa trong đồng bào dân tộc là một trong những công việc trọng yếu của các cấp ủy, chính quyền.

  • Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội

    TCCSĐT - Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ đặc thù của Đảng, Nhà nước để thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng cần hỗ trợ phải có sự chung tay vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, từ việc bình xét, xác định đối tượng đến tuyên truyền, vận động sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả vốn đúng hạn cũng như giám sát việc thực hiện chính sách xã hội của bản thân các tổ chức, cá nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội.

  • Đồng bào Công giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo

    TCCS - Nêu cao truyền thống “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng bào Công giáo luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo.

  • Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc: Ngày hội của sự đoàn kết, gắn bó “tình dân, nghĩa Đảng”

    TCCS - Trong công cuộc đổi mới đất nước, công tác tăng cường các hình thức vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân ở các khu dân cư là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, về khu dân cư “lấy gia đình làm nền tảng của xã hội” của hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp. Để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước trong thời gian tới cần tăng cường công tác phối hợp thực hiện các nhiệm vụ làm cho Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc trở thành Ngày hội của sự đoàn kết, gắn bó “tình dân, nghĩa Đảng”.

  • Phát triển y học gia đình gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

    TCCSĐT - Trong bối cảnh mô hình bệnh tật đang có nhiều thay đổi, đòi hỏi y tế tuyến cơ sở phải thay đổi nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo đó, phát triển y học gia đình gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng y tế cơ sở là một trong những giải pháp mà ngành y tế cần triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến cơ sở.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Video